Trong bữa tiệc xuân đầm ấm, ly rượu vang kết hợp với các món ăn làm cho ta thêm cảm giác ngon miệng.
Chị Minh Vân, một bà nội trợ đảm đang, tâm sự: "Nghe nói, uống rượu vang đỏ thường xuyên tốt cho tim mạch, gần Tết tôi cũng tìm mua chai rượu vang biếu tứ thân phụ mẫu. Nhưng vốn không sành rượu, nhìn những chai rượu xếp thành hàng với cả trăm nhãn mác, tôi chả biết đường nào mà chọn… Cuối cùng, mua đại mấy chai theo gợi ý của cô bán hàng!"
Rượu vang đã trở thành thứ đồ uống phổ biến. Thế nhưng, quả đúng là không phải ai cũng biết về rượu vang và thưởng thức rượu vang cho đúng cách
Ông Tô Việt, chuyên gia quốc tế về rượu vang, thành viên Hiệp hội nếm thử rượu quốc tế ASI, có lần kể: đã là rượu vang, có nghĩa là được sản xuất từ nho. Thế mà đôi khi ta vẫn nhìn thấy những chai rượu được dán nhãn vang dâu, vang mơ…! Các loại rượu vang danh tiếng thường được chế biến theo một quy trình rất kỹ lưỡng, để đạt được một hương vị tinh tế. Thế mà vẫn có khi có vị khách yêu cầu bỏ đá, hay thậm chí là thêm cả quả ô mai vào ly rượu ngon. Thật là… phí rượu!
Có rất nhiều loại rượu vang khác nhau. Nếu căn cứ vào màu sắc, thì có vang trắng, vang đỏ, vang hồng và cả vang xám. Rượu vang đỏ chỉ có thể làm từ nho đỏ, cònrượu vang trắng có thể làm từ nho đỏ hay nho trắng. Rượu vang hồng làm từ nho đỏ, người ta để cho vỏ nho tiếp xúc với nước nho trong một thời gian ngắn sau khi ép để thu được màu hồng... Rượu vang khi dùng với thức ăn, thường theo nguyên tắc vang đỏ đi với thịt đỏ, vang trắng đi với thịt trắng, như hải sản. Rượu vang ngọt được dùng trong bữa tráng miệng.
Thưởng thức rượu cũng có những nguyên tắc nhất định :
Hầu hết rượu vang ở dạng tĩnh, tức hoàn toàn không có bọt. Còn rượu vang nổ (Sparkling Wine) chính là thứ rượu mà ở Việt Nam chúng ta quen gọi là sâm-panh (Champagne). Bọt tạo ra là bởi carbone dioxyde, có thể là kết quả của quá trình lên men tự nhiên hoặc được người ta thêm vào.
Rượu vang được hình thành qua quá trình lên men, hoàn toàn không chưng cất, rồi được «nuôi » trong thùng gỗ sồi, thời gian bao lâu tuỳ thuộc từng loại rượu, trước khi đóng chai để tiêu thụ. Tên của rượu là do nhà kinh doanh đặt, nó thường liên quan đến một số yếu tố như: tên loại nho để làm thành rượu. VD: Arboleda Cabernet Sauvignon, hay địa danh nơi làm ra rượu nho. VD: Bordeaux Beau-Rivage, Grande Reserve ; có khi tên được đặt ở sau cả nơi làm ra rượu và giống nho. VD: Bourgogne Aligote.
Tuy diện tích trồng nho ở Pháp và Ý đứng thứ hai trên thế giới sau Tây Ban Nha, nhưng Pháp lại đứng đầu thế giới về sản lượng rượu vang. Vùng rượu nho nổi tiếng của Pháp là Bordeaux. Anh Frédéric E. Castéja - người của một dòng họ hiện sở hữu 13 lâu đài trồng nho ở vùng Bordeaux, mới đây có dịp sang Hà Nội, cho biết: Với vang Bordeux người ta có cách phân loại cực kỳ phức tạp. Với những loại hiện có mặt tại thị trường Vieetj Nam, có thể nhận biết ở mấy cấp độ. Vang bàn (Vin de Table- VDT) là loại vang rẻ nhất, nhưng có lượng tiêu thụ lớn, chiếm khoảng 70% số lượng sản xuất, là rượu uống hàng ngày, độ cồn xê dịch từ 8,5 – 15°. Tiếp đó là vang vùng (Vin de Pays- VDP), được làm từ những loại nho trồng ở những vùng nhất định, được kiểm định và xác nhận. Nồng độ cồn tối thiểu trong 1 chai rượu vang vùng là 9-9,5%. Loại cao cấp nhất là vang có nguồn gốc xuất xứ được xác định (Appellation d'Origine Contrôlée - AOC). Loại rượu này được sản xuất áp dụng các nguyên tắc chặt chẽ, gồm: Phương pháp trồng và sản xuất, đất đai, giống nho, lượng cồn tối thiểu (khoảng 10-11%). Trong các loại vang AOC người ta lại phân biệt các loại vang có đẳng cấp cao, vùng Bordeaux loại vang có đẳng cấp cao nhất là Crus Classés 1855. Sau đó là các loại Grand Cru và Premier Cru, Cru Bourgeois, Bordeaux Superieur và cuối cùng là Bordeaux thông dụng. Còn các loại vang Grand Cru đều là những loại vang nổi tiếng và rất đắt.
Chúng ta thường gặp dòng chữ in trên nhãn hiệu "Grand Vin de Bordeaux". Thực ra thì thành ngữ này có thể sử dụng cho mọi loại rượu vang Bordeaux.
Chai rượu chưa mở, người ta thường đặt nghiêng, là để giữ cho nút lie không bị khô, teo lại gây hở chai khiến không khí lọt vào. Còn chai rượu khi đã mở, tốt nhất là nên uống hết, nếu không hết thì phải bảo quản bằng dụng cụ chuyên dụng và cũng chỉ được đôi ngày, còn sau đó rượu bay mất hương vị, chỉ có thể dùng để nấu.
Chuyên gia rượu vang Tô Việt cho rằng: để chọn một chai rượu vang, phải cảm nhận bằng giác quan: Quan sát bằng mắt để nhận biết màu, sắc thái, độ trong suốt và độ ánh của rượu; ngửi rượu để cảm nhận mùi hương khác nhau, và nếm rượu phân biệt được các vị khác nhau của rượu cũng như độ lan tỏa, độ sánh, độ cồn. Rượu vang ngon phải tổng hợp hài hòa nhiều vị khác nhau, trong đó chủ yếu là 3 vị: ngọt, chát và chua.
Mỗi loại rượu vang cần được bảo quản và thưởng thức ở những nhiệt độ thích hợp để cảm nhận hết vị ngon của nó.
Người ta coi rượu vang là một thực thể sống, phát triển từ non trẻ đến trưởng thành, có thể già và có thể chết. Thế nên, bạn đừng lầm tưởng là rượu càng lâu năm thì càng quý nhé ! Cũng còn tùy loại rượu./.
Chị Minh Vân, một bà nội trợ đảm đang, tâm sự: "Nghe nói, uống rượu vang đỏ thường xuyên tốt cho tim mạch, gần Tết tôi cũng tìm mua chai rượu vang biếu tứ thân phụ mẫu. Nhưng vốn không sành rượu, nhìn những chai rượu xếp thành hàng với cả trăm nhãn mác, tôi chả biết đường nào mà chọn… Cuối cùng, mua đại mấy chai theo gợi ý của cô bán hàng!"
Rượu vang đã trở thành thứ đồ uống phổ biến. Thế nhưng, quả đúng là không phải ai cũng biết về rượu vang và thưởng thức rượu vang cho đúng cách
Ông Tô Việt, chuyên gia quốc tế về rượu vang, thành viên Hiệp hội nếm thử rượu quốc tế ASI, có lần kể: đã là rượu vang, có nghĩa là được sản xuất từ nho. Thế mà đôi khi ta vẫn nhìn thấy những chai rượu được dán nhãn vang dâu, vang mơ…! Các loại rượu vang danh tiếng thường được chế biến theo một quy trình rất kỹ lưỡng, để đạt được một hương vị tinh tế. Thế mà vẫn có khi có vị khách yêu cầu bỏ đá, hay thậm chí là thêm cả quả ô mai vào ly rượu ngon. Thật là… phí rượu!
Có rất nhiều loại rượu vang khác nhau. Nếu căn cứ vào màu sắc, thì có vang trắng, vang đỏ, vang hồng và cả vang xám. Rượu vang đỏ chỉ có thể làm từ nho đỏ, cònrượu vang trắng có thể làm từ nho đỏ hay nho trắng. Rượu vang hồng làm từ nho đỏ, người ta để cho vỏ nho tiếp xúc với nước nho trong một thời gian ngắn sau khi ép để thu được màu hồng... Rượu vang khi dùng với thức ăn, thường theo nguyên tắc vang đỏ đi với thịt đỏ, vang trắng đi với thịt trắng, như hải sản. Rượu vang ngọt được dùng trong bữa tráng miệng.
Thưởng thức rượu cũng có những nguyên tắc nhất định :
Hầu hết rượu vang ở dạng tĩnh, tức hoàn toàn không có bọt. Còn rượu vang nổ (Sparkling Wine) chính là thứ rượu mà ở Việt Nam chúng ta quen gọi là sâm-panh (Champagne). Bọt tạo ra là bởi carbone dioxyde, có thể là kết quả của quá trình lên men tự nhiên hoặc được người ta thêm vào.
Rượu vang được hình thành qua quá trình lên men, hoàn toàn không chưng cất, rồi được «nuôi » trong thùng gỗ sồi, thời gian bao lâu tuỳ thuộc từng loại rượu, trước khi đóng chai để tiêu thụ. Tên của rượu là do nhà kinh doanh đặt, nó thường liên quan đến một số yếu tố như: tên loại nho để làm thành rượu. VD: Arboleda Cabernet Sauvignon, hay địa danh nơi làm ra rượu nho. VD: Bordeaux Beau-Rivage, Grande Reserve ; có khi tên được đặt ở sau cả nơi làm ra rượu và giống nho. VD: Bourgogne Aligote.
Tuy diện tích trồng nho ở Pháp và Ý đứng thứ hai trên thế giới sau Tây Ban Nha, nhưng Pháp lại đứng đầu thế giới về sản lượng rượu vang. Vùng rượu nho nổi tiếng của Pháp là Bordeaux. Anh Frédéric E. Castéja - người của một dòng họ hiện sở hữu 13 lâu đài trồng nho ở vùng Bordeaux, mới đây có dịp sang Hà Nội, cho biết: Với vang Bordeux người ta có cách phân loại cực kỳ phức tạp. Với những loại hiện có mặt tại thị trường Vieetj Nam, có thể nhận biết ở mấy cấp độ. Vang bàn (Vin de Table- VDT) là loại vang rẻ nhất, nhưng có lượng tiêu thụ lớn, chiếm khoảng 70% số lượng sản xuất, là rượu uống hàng ngày, độ cồn xê dịch từ 8,5 – 15°. Tiếp đó là vang vùng (Vin de Pays- VDP), được làm từ những loại nho trồng ở những vùng nhất định, được kiểm định và xác nhận. Nồng độ cồn tối thiểu trong 1 chai rượu vang vùng là 9-9,5%. Loại cao cấp nhất là vang có nguồn gốc xuất xứ được xác định (Appellation d'Origine Contrôlée - AOC). Loại rượu này được sản xuất áp dụng các nguyên tắc chặt chẽ, gồm: Phương pháp trồng và sản xuất, đất đai, giống nho, lượng cồn tối thiểu (khoảng 10-11%). Trong các loại vang AOC người ta lại phân biệt các loại vang có đẳng cấp cao, vùng Bordeaux loại vang có đẳng cấp cao nhất là Crus Classés 1855. Sau đó là các loại Grand Cru và Premier Cru, Cru Bourgeois, Bordeaux Superieur và cuối cùng là Bordeaux thông dụng. Còn các loại vang Grand Cru đều là những loại vang nổi tiếng và rất đắt.
Chúng ta thường gặp dòng chữ in trên nhãn hiệu "Grand Vin de Bordeaux". Thực ra thì thành ngữ này có thể sử dụng cho mọi loại rượu vang Bordeaux.
Chai rượu chưa mở, người ta thường đặt nghiêng, là để giữ cho nút lie không bị khô, teo lại gây hở chai khiến không khí lọt vào. Còn chai rượu khi đã mở, tốt nhất là nên uống hết, nếu không hết thì phải bảo quản bằng dụng cụ chuyên dụng và cũng chỉ được đôi ngày, còn sau đó rượu bay mất hương vị, chỉ có thể dùng để nấu.
Chuyên gia rượu vang Tô Việt cho rằng: để chọn một chai rượu vang, phải cảm nhận bằng giác quan: Quan sát bằng mắt để nhận biết màu, sắc thái, độ trong suốt và độ ánh của rượu; ngửi rượu để cảm nhận mùi hương khác nhau, và nếm rượu phân biệt được các vị khác nhau của rượu cũng như độ lan tỏa, độ sánh, độ cồn. Rượu vang ngon phải tổng hợp hài hòa nhiều vị khác nhau, trong đó chủ yếu là 3 vị: ngọt, chát và chua.
Mỗi loại rượu vang cần được bảo quản và thưởng thức ở những nhiệt độ thích hợp để cảm nhận hết vị ngon của nó.
Người ta coi rượu vang là một thực thể sống, phát triển từ non trẻ đến trưởng thành, có thể già và có thể chết. Thế nên, bạn đừng lầm tưởng là rượu càng lâu năm thì càng quý nhé ! Cũng còn tùy loại rượu./.